Gợi ý bố trí không gian mẫu nhà 3 tầng & tối ưu chi phí
Diện mạo bên ngoài của mẫu nhà 3 tầng luôn là một trong những yếu tố đầu tiên mà gia chủ chăm chút. Đây là cơ hội để họ thể hiện cá tính và gu thẩm mỹ riêng. Một số người lựa chọn phong cách tương đối đơn giản, tập trung đầu tư vào công năng và nội thất bên trong. Trong khi đó, những ngôi nhà khác có thể được tạo ra với sự sáng tạo vô tận, biến hóa với màu sắc, hình dáng, và vật liệu khác nhau để tạo nên những tác phẩm kiến trúc độc đáo và đa dạng.
Dưới đây là một số gợi ý thiết kế để anh chị có thêm nhiều ý tưởng cho tổ ấm tương lai của mình. Vừa thể hiện cá tính riêng, mang màu sắc cá nhân. Vừa có sự tối ưu và hợp lý về chi phí đầu tư.
Bạn đang xem: Mẫu Nhà đẹp 3 Tầng Hiện đại
Thiết kế phòng khách tối ưu diện tích
Những ngôi nhà 3 tầng hiện đại thường ưa chuộng lối thiết kế mở giữa phòng khách và phòng bếp đặt ở tầng 1. Cách bố trí này được áp dụng trong hầu hết các thiết kế nhà hiện nay. Việc thiết kế mở cũng giúp tối ưu không gian và tăng tính kết nối. Một phần cũng giúp tiết kiệm chi phí thay vì phải xây tường ngăn cách 2 khu vực.
Điều quan trọng chính là cách bố trí sao cho có sự hài hòa giữa chung và riêng. Từ đó tạo nên tổng thể thống nhất về thẩm mỹ và tiện lợi trong sinh hoạt hằng ngày cho các thành viên.
Tùy vào sở thích, phong cách sống của từng gia chủ mà đồ nội thất trong phòng khách sẽ có sự đa dạng. Trong khi tông màu trắng – vàng mang lại sự tinh tế, sang trọng. Thì tông xám, gam màu pastel lại toát lên vẻ hiện đại, tối giản.
Phòng thờ trang nghiêm
Không gian thờ phụng là hạng mục công năng không thể thiếu trong thiết kế nhà của người Việt Nam. Tùy vào diện tích từng khu đất và quan niệm của từng gia chủ mà phòng thờ có thể bố trí thành một góc riêng trên tầng cao nhất của ngôi nhà. Hoặc tích hợp trong không gian phòng khách ở tầng 1. Dù ở vị trí nào thì khu vực này vẫn luôn đảm bảo sự trang nghiêm, tôn kính.
Thông thường, khoản phí lớn nhất dành cho việc sắm sửa nội thất. Trang trí không gian thờ phụng đơn giản hay cầu kỳ tùy thuộc vào sở thích, phong cách tổng thể của ngôi nhà… Từ đó có sự phân bổ ngân sách phù hợp.
Cách bố trí gian bếp ấm cúng
Xem thêm : Nhà Nhỏ đẹp 36m2 Có Tầng Lửng
Bếp được xem là nơi giữ lửa hạnh phúc gia đình. Thiết kế khu vực bếp phải đảm bảo đem đến sự tiện dụng, thông thoáng cho gia chủ. Các vật liệu thường dùng cũng ưu tiên chất liệu dễ lau chùi, màu sắc nhã nhặn, tinh tế.
Thông thường, vị trí bếp thường đặt ở tầng 1, phía cuối nhà và có cửa sổ thông gió hoặc cửa phụ dẫn ra sân sau. Nhằm thoáng khí, hạn chế ám mùi thức ăn. Thiết kế bếp ở tầng trệt còn đảm bảo yếu tố tiện lợi trong sinh hoạt, nấu nướng. Mặt khác cũng đảm bảo tính an toàn, thoát hiểm nhanh chóng. Trường hợp chủ nhà chọn tường kính thay vì tường gạch hoặc có các chi tiết trang trí cầu kỳ thì chi phí sẽ cao hơn.
Trong một số trường hợp, gia chủ lại chọn đưa bếp lên tầng cao để thoáng sáng, tránh khí nóng và tích tụ mùi thức ăn. Ngoài ra có thể tận dụng diện tích các tầng dưới cho không gian chức năng khác: cho thuê kinh doanh, mở rộng phòng khách, phòng ngủ cho các thành viên. Khi đó, việc lưu ý hệ thống cấp thoát nước, phòng cháy chữa cháy, chiếu sáng, mái che… cần được đầu tư, tính toán cẩn thận. Nhằm tránh phát sinh vượt quá ngân sách đã hoạch định từ trước.
Không gian phòng ngủ
Phòng ngủ không chỉ là một nơi để nghỉ ngơi, mà còn là góc sáng tạo thể hiện cá tính riêng của từng thành viên. Hoặc để tiếp tục học tập, làm việc. Chính vì điều đó, thiết kế phòng ngủ cũng cần có phong cách riêng và kích thích sự sáng tạo.
Để đảm bảo sự yên tĩnh và riêng tư, các phòng ngủ thường bố trí ở tầng 2,3 và thường nằm ở phía sau. Trường hợp bố trí phòng ở phía mặt tiền, KTS thường dùng kính cường lực để tăng độ vững chắc, an toàn và hạn chế tiếng ồn từ bên ngoài vào. Kết hợp rèm che điều chỉnh độ sáng.
Gia chủ nên có thêm khoản dự trù phát sinh nếu các bức tường được thay bằng kính. Hoặc thiết kế thêm khu vực thay đồ, nhà vệ sinh tích hợp trong phòng ngủ.
Từng góc nhỏ trong phòng ngủ của các mẫu nhà 3 tầng theo cách riêng, tùy thuộc vào mỗi gia chủ. Có khi là phong cách hiện đại, đôi khi lại tối giản, tinh tế. Đôi lúc lại cá tính, ấn tượng độc đáo.
Không gian sinh hoạt chung kết nối gia đình
Thiết kế khu vực sinh hoạt chung nhằm tạo sự kết nối cho các thành viên trong gia đình. Đây còn là nơi gia chủ tiếp những vị khách thân thiết hoặc bố trí thành nơi đọc sách. Không gian sinh hoạt chung thường thiết kế kết hợp với khu vực hành lang bên ngoài tầng 2 hoặc tầng 3. Vừa tối ưu diện tích lại tận dụng tốt ánh sáng tự nhiên cũng như gió thoáng từ phía mặt tiền vào. Đủ “chung” để kết nối, lại đủ “riêng” để các thành viên quây quần trò chuyện.
Nhiều trường hợp gia chủ đặt khu sinh hoạt chung trên sân thượng có mái che tránh nắng gắt hoặc mưa gió. Nơi đây sẽ trở thành một góc nhỏ yên tĩnh và thi vị để đọc sách hoặc tập yoga mỗi sáng.
Nhà vệ sinh hiện đại, tiện nghi
Xem thêm : Những Ngôi Nhà Có Thềm Nhà đẹp
Nhà vệ sinh thường được thiết kế theo phong cách hiện đại. Khu vực ướt và khô tách biệt thuận tiện và an toàn trong quá trình sử dụng. Thiết kế hình khối chắc chắn, vật dụng tiện nghi mang lại cảm giác thư giãn cho các thành viên.
Theo tiêu chuẩn thiết kế, mỗi tầng nên bố trí ít nhất 1 nhà vệ sinh đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên tùy số lượng thành viên và ý đồ sử dụng của gia chủ mà số lượng cũng như kích thước, các trang thiết bị sẽ có sự khác nhau.
Một điều gia chủ cần lưu ý chính là lắp cửa sổ hoặc ô thông gió để đảm bảo thông thoáng, thoát mùi và khí ẩm. Bên cạnh đó, vị trí đặt nhà vệ sinh nên ở cuối dãy, tránh ngược hướng gió, đảm bảo sự sạch sẽ cho khu vực này. Chi phí thi công cũng có thể phát sinh nếu tăng số lượng nhà vệ sinh trên 1 sàn. Dựa vào việc bóc tách khối lượng thi công trên thực tế.
Thiết kế sân thượng đa công năng
Nếu lựa chọn ngôi nhà 3 tầng có sân thượng, gia chủ có thể tùy biến khu vực này thành khu vực sinh hoạt chung ngoài trời. Một góc yên tĩnh để đọc sách, thưởng trà hoặc tập yoga mỗi buổi sáng. Khu vườn thu nhỏ trồng các loại cây cảnh đẹp mắt là lựa chọn lý tưởng cho gia chủ có thú vui điền viên. Góp phần mang thiên nhiên đến gần hơn với cuộc sống thường nhật.
Lưu ý khi thiết kế sân thượng chính là hệ thống chiếu sáng, thoát nước, chống thấm dột. Bên cạnh đó là bố trí mái che tránh nắng mưa.
Sân vườn xanh mát hòa với thiên nhiên
Với tốc độ bê tông hóa như hiện nay, sở hữu một khoảng sân rộng rãi, tràn ngập mảng xanh luôn là điều mà nhiều gia chủ hướng tới. Thiết kế sân vườn phải đảm bảo thẩm mỹ và phù hợp với cảnh quan chung của ngôi nhà.
KTS thường đề xuất trang trí sân vườn xung quanh nhà với đa dạng các loại cây, hoa cỏ. Nhằm tô điểm cho không gian sống thêm phần sinh động. Trong trường hợp diện tích có hạn, khoảng sân vườn này có thể dời lên sân thượng rộng thoáng. Hoặc khéo léo lồng ghép vào từng góc nhỏ trong nhà hay nơi ban công góp phần làm dịu không gian, điều hòa không khí.
Kết hợp mảng xanh vào không gian sống là điều các gia chủ đều hướng đến. Tuy nhiên, để đảm bảo sân vườn luôn xanh mát quanh năm thì chi phí chăm sóc, bảo trì là khoản chi mà gia chủ phải tính đến. Để có không gian sân vườn ấn tượng, độc đáo và các chi phí liên quan đến hạng mục này.
Không gian mang tính trải nghiệm cuộc sống
Chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao kéo theo nhu cầu tận hưởng sự thoải mái, tiện nghi ở một tầm cao mới. Có thể kể đến các tiện ích mang tính trải nghiệm như: hồ bơi, khu BBQ, phòng thiền, phòng karaoke… Tùy nhu cầu, sở thích của gia chủ sẽ lựa chọn các tiện ích khác nhau. Kèm theo đó là mức độ đầu tư chi phí phù hợp. Vừa tăng trải nghiệm sống trong chính không gian tổ ấm vừa thể hiện gu thẩm mỹ, cá tính riêng biệt của từng khách hàng.
Nguồn: https://7home.vn
Danh mục: Mẫu nhà đẹp